CongChuc24h.Com giới thiệu bộ de thi trắc nghiệm quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là bộ đề gồm 20 bộ đề thi thử có đáp án dưới hình thức trắc nghiệm trực tuyến. Cực kỳ hữu ích đối với các bạn đang ôn thi lấy chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Câu 1: Là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, Chủ tịch UBND có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau: a. Nghị quyết, Thông báo. b. Nghị quyết, quyết định. c. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư. d. Quyết định, chỉ thị. Câu 2: Công việc do Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là: a. Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội. b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và các chức vụ tương đương. c. Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. d. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và Pháp luật. Câu 3: Nội dung nào dưới đây là một trong những hình thức hoạt động của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam? a. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. b. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp. c. Phiên họp Chính phủ. d. Giáo dục pháp luật trong nhân dân. Câu 4: Công việc do tập thể Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là: a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương. b. Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. c. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và Pháp luật. d. Quyết định việc thành lập, sát nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ. Câu 5: Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN là: a. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. b. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân. c. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với Nhà nước và giữa Nhà nước với công dân. d. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 6: Nội dung nào dưới đây là yêu cầu đối với quản lý tài chính công ở nước ta? a. Bộ máy quản lý nhà nước phải vững vàng hơn, cán bộ, công chức vững vàng hơn về lập trường về pháp luật, về chuyên môn, nghiệp vụ. b. Đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập của nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. c. Bộ máy quản lý nhà nước phải đa năng hơn, tức là có khả năng đảm đương nhiều loại việc hơn trước. d. Sự vững vàng của cán bộ công chức về phẩm chất, đạo đức để chống lại sự cám dỗ tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Câu 7: Loại văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật? a. Công văn gửi Đảng ủy. b. Thông báo ý kiến Thủ tướng. c. Quyết định của Chánh án Toà án nhân dân Tối cao. d. Công văn của Văn phòng Bộ. Câu 8: Văn bản pháp quy nào dưới đây người có thẩm quyền không phải ký thay mặt ( TM)? a. Nghị quyết. b. Nghị định. c. Chỉ thị. d. Quy chế. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cải cách hành chính nhà nước ta giai đoạn 2001 – 2010? a. Cải cách thể chế. b. Cải cách tài chính công. c. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. d. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Câu 10: Một trong những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta là: a. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng. b. Tính quan liêu. c. Tính hạch toán kinh tế d. Tính hiện đại. Câu 11: Quyết định quản lý hành chính nhà nước có đặc điểm nào dưới đây? a. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành. b. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành. c. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính về thời gian, không gian và đối tượng thi hành. d. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để cụ thể hoá các quy phạm pháp luật trong các luật do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành, hoặc các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Câu 12: Một trong những hình thức hoạt động nào dưới đây là của Chính phủ nước CHXHCN VN? a. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. b. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp. c. Phiên họp Chính phủ. d. Giáo dục pháp luật trong nhân dân Câu 13: Theo quy định của pháp luật, thành phần của Chính phủ gồm: a. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng. b. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. c. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. d. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng hoặc tương đương. Câu 14: Về thẩm quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức: a. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND. b. Bộ nội vụ là cơ quan quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND. c. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Toà án và Viện kiểm sát. d. Bộ Nội vụ quyết định biên chế cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội. Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chủ yếu đổi mới quản lý tài sản công trong cơ quan nhà nước?. a. Hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các phương tiện đi lại, công cụ làm việc … nhằm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. b. Khoản chi hành chính của các cơ quan trong nền hành chính Nhà nước. c. Tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát đối với việc quản lý sử dụng tài sản công trong các cơ quan Nhà nước. d. Có chế tài pháp lý, với tính răn đe mạnh đối với các cá nhân, cũng như công chức trực tiếp quản lý, sử dụng bảo quản tài sản công về sự thất thoát tài sản trong cơ quan Nhà nước. Câu 16: Đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Chính phủ có quyền: a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch HĐND. b. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm. c. Phê chuẩn danh sách các đại biểu theo nhiệm kỳ. d. Giải quyết những kiến nghị của HĐND. Câu 17: Công việc do tập thể Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là: a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương. b. Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. c. Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HĐND, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và pháp luật. d. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ. Câu 18: Quyết định quản lý hành chính nhà nước có đặc điểm nào dưới đây? a. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành. b. Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới Luật, nó được ban hành trên cơ sở và để thực hiện Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. c. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính về thời gian, không gian và đối tượng thi hành. d. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để cụ thể hóa các quy phạm pháp luật trong các luật do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành, hoặc các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Câu 19: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của Nhà nước pháp quyền Việt Nam? a. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá. b. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. c. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. d. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước. Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của áp dụng pháp luật ở nước ta? a. Áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định chặt chẽ. b. Áp dụng pháp luật là hoạt động xét xử của Toà án. c. Áp dụng pháp luật là hoạt động xét xử của Toà án. d. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo. Câu 21: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản loại văn bản nào dưới đây? a. Ban hành Nghị quyết, Nghị định và Quyết định. b. Ban hành Thông tư. c. Ban hành Quyết định, Chỉ thị. d. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư. Câu 22: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây? a. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. b. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương, điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định. c. Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. d. Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật. Câu 23: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được ra văn bản nào dưới đây? a. Quyết định, Thông tư. b. Quyết định. c. Thông tư d. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư. Câu 24: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam? a. Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. b. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. c. Nhà nước pháp quyền Việt nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. d. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước. Câu 25: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải là của Uỷ ban nhân dân? a. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ. b. Quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật. c. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp. d. Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật. Câu 26: Công việc do Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là: a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và các chức vụ tương đương. b. Quy định chế độ làm việc của các thành viên của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. c. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và pháp luật. d. Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ. Câu 27: Một trong những đặc điểm của quản lý tài chính công ở nước ta là: a. Đáp ứng các nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước. a. Quản lý tài chính công là một loại quản lý hành chính Nhà nước. b. Quản lý tài chính công được thực hiện bởi một hệ thống các cơ quan Nhà nước và tuân thủ những quy phạm pháp luật của Nhà nước. c. Quản lý tài chính công là một phương thức quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đối với xã hội. Câu 28: Một trong những chức năng của pháp luật là: a. Chức năng kiểm tra công tác của các cơ quan, tổ chức. b. Chức năng đánh giá hoạt động kinh doanh. c. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội. d. Chức năng định hướng các chủ trương, biện pháp lớn. Câu 29: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản loại văn bản nào dưới đây? a. Ban hành Nghị quyết, Nghị định và Quyết định. b. Ban hành Thông tư. c. Ban hành Quyết định, Chỉ thị. d. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư. Câu 30: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta? a. Nguyên tắc liên tục, kế thừa. b. Nguyên tắc tập trung dân chủ. c. Nguyên tắc chịu trách nhiệm. d. Nguyên tắc không vụ lợi.
Bai trac nghiệm hay, câu hỏi sát đè cương.