CongChuc24h.Com giới thiệu bộ de thi trắc nghiệm quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là bộ đề gồm 20 bộ đề thi thử có đáp án dưới hình thức trắc nghiệm trực tuyến. Cực kỳ hữu ích đối với các bạn đang ôn thi lấy chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Câu 1: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ta? a. Nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật. b. Nguyên tắc bình đẳng. c. Nguyên tắc tập trung dân chủ. d. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ. Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chủ yếu đổi mới quản lý tài sản công trong cơ quan nhà nước?. a. Hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các phương tiện đi lại, công cụ làm việc … nhằm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. b. Khoản chi hành chính của các cơ quan trong nền hành chính Nhà nước. c. Tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát đối với việc quản lý sử dụng tài sản công trong các cơ quan Nhà nước. d. Có chế tài pháp lý, với tính răn đe mạnh đối với các cá nhân, cũng như công chức trực tiếp quản lý, sử dụng bảo quản tài sản công về sự thất thoát tài sản trong cơ quan Nhà nước. Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp cơ bản về công bằng xã hội trong chính sách xã hội? a. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh. b. Xây dựng và phát triển một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự, nhân dân tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. c. Xóa bỏ sự độc quyền, lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. d. Huy động các nguồn lực trong nhân dân, xaxh ội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo. Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của áp dụng pháp luật ở nước ta? a. Áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định chặt chẽ. b. Áp dụng pháp luật là hoạt động xét xử của Toà án. c. Áp dụng pháp luật là hoạt động xét xử của Toà án. d. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo. Câu 5: Nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây không phải là của Uỷ ban nhân dân? a. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ. b. Quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật. c. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp. d. Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật. Câu 6: Loại văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật? a. Công văn gửi Đảng ủy. b. Thông báo ý kiến Thủ tướng. c. Quyết định của Chánh án Toà án nhân dân Tối cao. d. Công văn của Văn phòng Bộ. Câu 7: Nội dung nào dưới đây là một trong những hình thức hoạt động của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam? a. Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. b. Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp. c. Phiên họp Chính phủ. d. Giáo dục pháp luật trong nhân dân. Câu 8: Văn bản quản lý hành chính nhà nước hết hiệu lực khi: a. Hết thời hạn có hiệu lực quy định trong văn bản. b. Người ký văn bản không đúng thẩm quyền. c. Văn bản bị chồng chéo. d. Văn bản ban hành đã quá lâu, đã lỗi thời. Câu 9: Cơ quan nào dưới đây có quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân ( Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003)? a. Bộ Nội vụ. b. Quốc hội. c. Vụ tổ chức cán bộ của Bộ, Ngành; Sở Nội vụ của UBND tỉnh, thành phố. d. Chính phủ. Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật? a. Chỉ do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật. b. Có các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung. c. Được áp dụng nhiều lần. d. Là văn bản dưới Luật. Câu 11: Văn bản pháp quy nào dưới đây người có thẩm quyền không phải ký thay mặt Thủ trưởng cơ quan? a. Nghị quyết. b. Nghị định c. Chỉ Thị d. Quy chế Câu 12: Đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Chính phủ có quyền: a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch HĐND. b. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm. c. Phê chuẩn danh sách các đại biểu theo nhiệm kỳ. d. Giải quyết những kiến nghị của HĐND. Câu 13: Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây? a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương. b. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp. c. Trình dự án Luật, Pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. d. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. Câu 14: Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây? a. Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. b. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ. c. Lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. d. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. Câu 15: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm đặc thù của nhà nước pháp quyền Việt Nam? a. Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. b. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. c. Nhà nước pháp quyền Việt nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. d. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước. Câu 16: Về thẩm quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức: a. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND. b. Bộ nội vụ là cơ quan quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND. c. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Toà án và Viện kiểm sát. d. Bộ Nội vụ quyết định biên chế cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội. Câu 17: Văn bản pháp quy nào dưới đây người có thẩm quyền không phải ký thay mặt ( TM) thủ trưởng cơ quan? a. Nghị quyết. b. Nghị định. c. Chỉ thị. d. Quy chế. Câu 18: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ ở nước ta? a. Nguyên tắc liên tục, kế thừa. b. Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. c. Nguyên tắc không vì lợi nhuận. d. Nguyên tắc chịu trách nhiệm. Câu 19: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ta? a. Nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật. b. Nguyên tắc bình đẳng. c. Nguyên tắc tập trung dân chủ. d. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ. Câu 20: Địa vị pháp lý hiện hành của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam là: a. Cơ quan hành chính thay mặt nước CHXHCN Việt Nam trong đối ngoại. b. Cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. c. Cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. d. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực cao nhất. Câu 21: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây? a. Bãi bỏ những văn bản sai trái của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. b. Đình chỉ thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những văn bản của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trái với văn bản của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó. c. Bãi bỏ Nghị quyết sai trái của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. d. Cách chức các Thứ trưởng và các chức vụ tương đương. Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cụ thể của quản lý chi ngân sách Nhà nước ta? a. Ban hành các chính sách, chế độ và định mức về chi ngân sách. b. Tổ chức, điều hành chi ngân sách Nhà nước. c. Phân phối đúng đối tượng hưởng ngân sách Nhà nước. d. Kiểm tra, giám sát chi ngân sách nhà nước. Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta? a. Quan điểm lịch sử. b. Quan điểm nhân văn. c. Quan điểm truyền thống. d. Quan điểm phát triển. Câu 24: Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi, bổ sung năm 2003) quy định cán bộ, công chức không được làm việc nào sau đây? a. Người đứng đầu các cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ ( hoặc chồng), bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình làm công tác văn thư lưu trữ. b. Không được tự ý tham gia các khoá đào tạo chuyên môn ở nước ngoài mà chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý. c. Không được chây lười trong công tác, thoái thác nhiệm vụ, không bè phái mất đoàn kết. d. Không được tham gia khiếu kiện đông người. Câu 25: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản loại văn bản nào dưới đây? a. Ban hành Nghị quyết, Nghị định và Quyết định. b. Ban hành Thông tư. c. Ban hành Quyết định, Chỉ thị. d. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư. Câu 26: Đặc điểm cơ bản của văn bản quản lý chuyên môn là: a. Để quy định về hoạt động chuyên môn nhất định b. Chỉ được áp dụng trong cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung. c. Có liên quan trực tiếp đến kinh tế. d. Dễ áp dụng. Câu 27: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước? a. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. b. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. c. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. d. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. Câu 28: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của tài chính công ở nước ta? a. Tài chính công được sử dụng cho các hoạt động thuộc về các chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội ( chức năng quản lý nhà nước và cung ứng các dịch vụ công). b. Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước. c. Tài chính công phục vụ cho các lợi ích chung, lợi ích công cộng của toàn xã hội, của quốc gia hoặc của đa số. d. Tài chính công phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng, không bị chi phối bởi các lợi ích cá biệt. Câu 29: Quyết định quản lý hành chính nhà nước có đặc điểm nào dưới đây: a. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành. b. Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới Luật, nó được ban hành trên cơ sở và để thực hiện Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. c. Quyết định quản lý hành chính Nhà nước được ban hành để thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính về thời gian, không gian và đối tượng thi hành. d. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để cụ thể hóa các quy phạm pháp luật trong các luật do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành, hoặc các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Câu 30: Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây? a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương. b. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp. c. Đình chỉ thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản bản của các cơ quan nhà nước cấp trên. d. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của nhà nước, công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước.